Chú Giải Tin Mừng Thứ Tư Tuần XIV Mùa Thường Niên (Mt 10,1-7) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ TƯ TUẦN XIV MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 10,1-7

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: St 41,55-57. 42,5-7.14-24

Truyện ông Giuse, một trong 12 người con của Giacob, chiếm hết 13 chương sách Sáng thế. Ta nhắc lại điều cốt yếu Giuse là một trong hai người con được Giacob cưng chiều. Các anh ông ghen tị đem bán ông làm nô lệ cho một lái buôn. Ong bị tù bên Ai Cập vì đã chống lại các đề nghị của vợ một viên chức nhà vua. Ong giải thích các giấc mơ của nhà vua và trở thành thủ tướng của vua: Suốt bảy năm "bò mập ", ông cho tích trữ lúa mì nhắm tới bảy năm khô hạn mà ông đã tiên kiến.

Câu truyện này muốn chứng tỏ rằng Thiên Chúa dùng các biến cố bề ngoài thất lợi nhất để làm vọt ra các kế đồ của người. Tất cả xem ra hợp lại chống lại Giuse. Nhưng rồi tất cả sắp đảo ngược có lợi cho ông.

“Thiên Chúa viết thẳng trên những đường cong... "Người có thể làm phát sinh sự thiện từ sự dữ làm chúng ta thương tổn.

Trong những ngày ấy, cả nước Ai Cập gặp nạn đói kém.... Vua bảo: "Các ngươi hãy đến cùng Giuse". Bấy giờ ông Giuse mở các kho lúa bán cho người Ai Cập.

Bài mô tả rất thực.

Chúng ta không thể nghĩ tới số đông vô kể, những người đàn ông đàn bà, trẻ em thuộc thế giới thứ ba Hôm Nay đang đói.

Giuse đã giúp đỡ các người đương thời của ông. Điều này là tốt.

Nhưng ông đã bóc lột nỗi khốn cùng của người nghèo để làm lợi cho Pharaô. Và nền chính trị này đáng bị kết án.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con tìm ra những giải pháp công bình, bác ái cho vấn đề đói khổ trên thế giới.

Các con ông Giacob cũng đi chung với những người khác đến Ai cập để mua lúa, và nạn đói cũng hoành hành trong đất Canaan. Khi các anh của Giuse sấp mình lạy ông, ông nhận ra các anh.

Hoàn cảnh đảo ngược. Mới vài năm trước chính họ đã kết án Giuse phải làm nô lệ.

Ong nói giọng cứng cỏi như nói với khách lạ ông truyền giam họ... Rồi ông cho dẫn họ ra khỏi tù.

Đó là một loại thử thách ông áp đặt cho họ, để buộc họ phải suy nghĩ về thái độ của họ trong quá khứ. Và việc này mang lại kết quả.

Chúng ta đã phạm đến em chúng ta. Chúng ta đã thấy tâm hồn em chúng ta khổ sở, khi nó năn nỉ chúng ta tha cho nó nhưng chúng ta không chịu nghe.

Trong nỗi bất hạnh, các kỷ niệm trở về. Họ ý thức được lỗi lam của họ. Đích thân bị khổ họ nhận thức được là mình đã gây khổ.

Nhưng không phải luôn như vậy. Oi, người ta có thể không ý thức về sự dữ người ta đã làm. Lạy Chúa, xin làm cho chúng con được thông suốt về những tệ hại chúng con có thể làm cho anh em chúng con phải chịu.

Câu truyện này biểu trưng cho mọi chuyện của những gia đình phân rẽ nhau vì những ghen tuông hay lợi lộc. Tôi cầu nguyện cho sự giải hòa giữa những anh em đã trở nên thù nghịch nhau.

Nhưng không ngờ rằng Giuse hiểu tiếng họ, vì ông dùng thông ngôn mà nói với họ. Ong Giuse lánh mặt đi một chút mà khóc.

Thay vì đắc thắng và lợi dụng lợi thế của mình, Giuse lại cảm động.

Phải nhận thực rằng khi ấy Giuse rất có thể lợi dụng sức mạnh để thỏa mãn cơn giận của mình.

Đây là một thái độ Tin Mừng tìm “tha thứ những bất công” mà ta thấy ông sắp làm. Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha.

Bài đọc II: Hs 10,1-3.7-8.12

Israel là cây nho tươi tốt trổ sinh nhiều hoa trái.

Lần đầu tiên, dân tộc ưu tuyển được so sánh như một vườn nho phải cống hiến nhiều trái. Đề tài này sẽ được khai triển thêm lên (Tv 79,9; Is 5,1 ; Jér 2,21 - 11,17 ; Ez 17,6) Đức Giêsu sẽ dùng hai hình ảnh truyền thống này (Mt 20,1 -21,33 ; Jn 15,1). Tôi có là cây nho tốt cho Thiên Chúa?

Những trái nó càng nhiễu, nó càng tăng số các tế đàn. Xứ sở nó càng giàu, nó càng có nhiều ngẫu tượng.

Chính Thiên Chúa ban nguồn phong phú và hạnh phúc.

Nhưng chúng lợi dụng các sự ấy để đi tạ ơn các thần Baal. Chúng ta không giống như vậy sao, chúng ta đã không dùng nên các sự thành công của ta? Chúng ta có biết cảm tạ trước những thành quả của ta không?

Lòng chúng thì ở hàng hai.

Chúng giả bộ trung thành với Thiên Chúa chân thật, nhưng tâm hồn chúng lại hướng về các việc thờ kính dâm bôn của thần Baal.

Lạy Chúa, đúng vậy, tâm hồn con hay nhị tâm như thế. Sự lành cũng lôi kéo con, mà lòng con cũng hướng chiều về các điều vật chất dễ dãi hơn. Thánh Phaolô cũng sẽ thú nhận điều này là có hai con người trong ngài, một bên muốn làm điều thiện hợp với luật Chúa, bên kia lại lôi kéo về sự tội" (Rm7,14-l5).

Này nhé! Chúng sẽ đền tội. Giavê sẽ lật nhào các tế đàn và phá tàn các ngẫu tượng của chúng, chúng sẽ nói: Chúng ta không có vua vì chúng ta không kính sợ Chúa Giavê... Samari tiêu ma! 'Vua của nó như một cọng rơm trên mặt nước...

Hình phạt sẽ diễn ra dưới hình thức của sự suy tàn văn hóa: uy quyền chính trị sẽ mất hết uy lực trong việc buông lỏng toàn diện, và xã hội tự tan rã trước khi bị nước lân bang đến tiêu diệt: Osée đã có thể kiểm chứng được những hiện tượng đầu tiên vì uy quyền bị lung lay. Cuộc chạy đua tranh giành quyền lành bắt đầu từ cái chết của Jérôbôam Giacharie. Con ông, đã bị ám sát sau sáu tháng cai trị Shallum phải cầu cứu Assyrie để giữ địa vị. Pequahya bị một trong các tướng lãnh đánh gục sau khi mới cai trị được một năm. Phong trào vô chính phú lớn mạnh. Quốc gia tan rã. Trong chốc lát Samari sẽ tiêu vong, bị Assyri đánh gục và năm 722. Và vị ngôn giải thích câu chuyện lịch sử này: “Samari tiêu vong và vua của nó như một cọng rơm trên mặt nước”.

Gai góc và bụi bờ sẽ mọc trên các tế đàn của chúng. Bấy giờ chúng sẽ nói với núi non rằng: “vùi lấp chúng ta đi" và với các gò nỗng: “Sập đè chúng ta cho rồi”.

Thật là cảm động, khi thấy Đức giêsu trích lại bản văn này của Osée. (Lc 23,30) để nói về những kẻ, trước cái thảm hoạ bao la, sẽ thấy mình không còn lý do để sống và họ sẽ mơ ước cái chết. Đó là điểm cuối để chấm dứt cuộc sống cuồng nhiệt, không kỷ cương, không luật pháp. Trong thực tế, đó là những nền văn minh gọi là tiến bộ, mà khuynh hướng tự tử vẫn gia tăng.

Các ngươi hãy gieo rắc sự công chính, hãy gặt mùa nhân ái, đây là lúc thỉnh ý Giavê cho tới khi Người đến làm mưa sự công chính trên các ngươi.

Các lời hăm dọa của các ngôn sứ không chỉ nguyên là để đe doạ. Nhưng sẽ mở ra một mối hy vọng hối cải, mở ra một tương lai sáng lạn, nếu loài người biết lưu ý.

Lạy Chúa, xin cám ơn Người. Xin ban cho chúng con lòng can đảm để gieo vãi sự công chính, về phần Người, Người đổ xuống một trận mưa công chính.

BÀI TIN MỪNG: Mt 10,1-7

Đức Giêsu gọi Mười Hai môn đệ: Đứng đầu là ông Simon, còn gọi là Phêrô, rồi đến ông Anrê, người anh của ông sau đó là các ông Giacôbê và Gioan, là hai anh em con ông Dê-bê-đê, ông Phi-líp-phê và ông Ba-tô-lô-mê-ô ông Tôma và ông Matthêu người thu thuế, ông Gia-cô-bê con ông An-phê và ông Ta-đê-ô, ông Simon thuộc nhóm quá khích và ông Giu-đa Ít-cari-ốt là chính kẻ nộp Người.

Mátthêu cố ý không đưa ra danh sách các tông đồ ngay lúc các ông được chọn gọi như các thánh sử khác đã làm, nhưng chỉ đến chương X của Tin Mừng, lúc sai đi truyền giáo, ông mới nêu tên họ.

Ta thấy Nhóm mười Hai được tổ chức thành "tập đoàn tông đồ”, nghĩa là “thừa sai”.

"Tự bản tính, Giáo hội, suốt thời gian lữ hành trần gian, phải truyền giáo, vì Giáo hội bắt nguồn từ sứ vụ của Chúa Con và Chúa Thánh Thần, theo ý định của Thiên Chúa Cha" (A.G. số 2)

Thánh Phêrô và các tông đồ khác tạo thành một cộng đoàn tông đồ duy nhất theo như Chúa đã ấn định, tương tự như thế, Giáo Hoàng Rôma, Đấng kế vị Phêrô, cùng với các Giám mục là những người kế vị các tông đồ, đều liên kết với nhau... Lo lắng rao truyền Tin Mừng cho khắp thế giới là bổn phận của Cộng đoàn các chủ chăn, Đức Kitô đã ra lệnh chung cho các ngài. Do đó, các Giám mục phải dốc toàn lực đóng góp cho các xứ truyền giáo nhiều thợ gặt, nhiều sự trợ giúp thiêng liêng và vật chất (L.G số 22 và 23).

Trong Nhóm Mười Hai mà Đức Giêsu sai gửi đi truyền giáo, có những vị nổi bật, như Phêrô chẳng hạn, có những vị ta không biết gì hết, như Ta-đê-ô.. Tin mừng được viết ra không nhằm thỏa mãn tính tò mò của ta!

Tôi cầu nguyện cho mọi Giám mục, cho mỗi Giám mục.. các vị sáng giá, cũng như các vị mờ nhạt:...

Người ban cho các ông quyền năng để các ông trừ quỷ và chữa mọi bệnh hoạn, tật nguyền.

Tiêu diệt sự dữ.

Lành ơn làm phúc.

Một sứ vụ được tóm lại trong một câu hết sức đơn giản.

Trước hết, Đức Giêsu không chủ trương quy tụ kẻ trí thức, nhưng là người sẵn sàng, có thể theo Người đến cùng. Tất cả đã hy sinh mạng sống vì Người. Theo đoạn văn trên, vai trò cốt yếu của họ là “trừ quỷ” và “cứu chữa con người".

Giu-đa thuộc Nhóm Mười Hai. Ong cũng được sai đi thi hành sứ vụ, một sứ vụ cao cả Đức Giêsu có thái độ thật mạo hiểm, khi trao phó trách vụ của người cho những con người tầm thường. Phải luôn cầu nguyện cho các vị hữu trách trong Giáo hội.

Tôi cũng đảm nhận sứ vụ, có trách nhiệm phần nào đó trong công trình cứu độ của Đức Giêsu: Tôi có làm lui giảm tầm ảnh hưởng của sự dữ không? Bằng cách nào? Tôi có “cứu chữa " anh em đồng loại không? Hình thức ra sao?

Đức Giêsu sai mười hai ông ấy đi và chỉ thị rằng: "Anh em đừng đi về phía các dân ngoại, cũng đừng vào thành nào của dân Samari. Tốt hơn là hãy đến với các con chiên lạc nhà ít- ra-en". Dọc đường hãy loan báo rằng: Triều đại Thiên Chúa đã đến gần".

Đây là một viễn thông về lịch sử thật lạ thường! Đức Giêsu ý thức công trình của Người rất rộng lớn phải cần rất nhiều thời gian! thái độ của Người nóng vội, Người đưa ra một chỉ thị có tính hạn chế. Hôm nay, ta cần làm “cái nằm trong tầm tay” đã! Và luôn xác tín rằng, Thiên Chúa sẽ kêu gọi các dân ngoại và dân Samari trong một giai đoạn khác của công cuộc truyền giáo. Chính Đức Giêsu, trong suốt cuộc đời trần thế, cũng tự hạn chế công việc Người làm: Người chỉ giảng dạy cho “các chiên lạc nhà ít ra-en".

Mai này, Nhóm Mười Hai sẽ được sai đi đến tận cùng trái đất. Trong ngay đó, họ chỉ mang Tin Mừng đến làng bên cạnh... bởi vì đó là ý Thiên Chúa. Đó là việc sai đi cho lúc này.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Chúa Giê-su sai Mười Hai Tông Đồ đi rao giảng.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1.“Đức Giê-su gọi mười hai môn đệ lại”:

Các Thánh sử Máccô (3,16-19) và Luca (6,14-16) nêu danh sách mười hai tông đồ khi Chúa gọi các Ngài; còn thánh Matthêu nhắc đến nhóm mười hai, khi Chúa sai các Ngài đi giảng đạo. Như vậy Thánh Matthêu đã nhấn mạnh đến sứ mạng của nhóm mười hai hơn là việc kêu gọi các Ngài, và đề cao mối quan hệ mật thiết giữa tông đồ đoàn và sứ mạng truyền giáo. Họ là những chứng nhân tiêu biểu (Cv 2,32; 5,32; Mc 1,36; 3,13), đã được Chúa Giê-su huấn luyện, trao quyền hành và sứ vụ truyền giáo, như chính người đã được Chúa Cha sai đi vậy (Ga 20,21; Mt 28,19).

Người tông đồ phải đề cao tính cách cộng đoàn bằng đời sống liên đới, tương trợ và hiệp thông với nhau.

Người tông đồ phải đề cao sứ mạng truyền giáo bằng cách nhiệt tình, mau mắn và vị tha trong mọi công tác tông đồ truyền giáo.

2. Các tông đồ được gọi từ nhiều môi trường xã hội và chính trị khác nhau: Matthêu thuộc nhóm cộng tác với ngoại bang; Simon thuộc nhóm cách mạng …nhưng tất cả Chúa Giê-su ban cho họ quyền năng đặc biệt: quyền đi rao giảng Nước Trời, lòng thống hối và ơn cứu độ. Những người tông đồ của Chúa tuy có khác nhau về nhiều phương diên nhưng cùng một sứ mệnh là rao giảng nước Thiên-Chúa. điều này đòi hỏi chúng ta phải liên đới, hiệp thông với nhau trong các công tác tông đồ truyền giáo.

3. Nhiệm vụ của các Tông Đồ là làm chứng. Đó là điều Chúa nhắm tới khi thiết lập nhóm mười hai, là nhóm ô hợp gồm những người có tính tình, hoàn cảnh, trình độ khuynh hướng cũng rất khác nhau, thậm chí đối chọi nhau; Chúa muốn nhóm đó làm chứng bằng chính đời sống và cảm nghiệm của họ:

Họ phải làm chứng về tình thương của Chúa đối với họ: dù họ hèn kém bất xứng, đầy khuyết điểm…nhưng họ đã được Chúa thương và tuyển chọn.

 Họ phải làm chứng về sức đổi mới của ơn Chúa: tuy là con người xác thịt, với thời gian và nhờ sống bên Chúa Giê-su, họ đang thay đổi cách sống, cách nghĩ và thấm nhuyễn tinh thần của Nước Trời.

Họ phải làm chứng về sự hiệp nhất, về sự keo sơn giữa nhiều con người đầy khác biệt và mâu thuẫn nhau.

Họ phải làm chứng về quyền năng Thiên-Chúa và vai trò chủ động của Thiên-Chúa: họ chỉ là đầy tớ vô dụng chẳng làm được bao nhiêu, chính Thiên-Chúa làm tất cả nơi họ trong công trình cứu độ.

4.họ sẽ sống ra sao? họ sẽ sống làm sao để nói được rằng họ từ chối mọi sự cố định. Họ đi khắp mọi nẻo đường. Họ như những người đi gieo giống, không bao giờ ngồi lại trên luống cày đã gieo. Họ lên đường rao giảng Nước Trời, rao giảng nước trời.

4. “Chúa Giê-su ban cho các ông được quyền trên các thần ô uế …”:

 trong khi thi hành sứ mạng cứu thế, Chúa Giê-su đã cho chúng ta thấy, người có quyền trên sự dữ: chữa lành người bệnh tật, xua đuổi ma quỷ, tha thứ tội lỗi, phục sinh kẻ chết …quyền năng đó, Chúa Giê-su cũng ban cho hai tông đồ, và ngày nay Hội Thánh tiếp tục quyền đó qua các bí tích và cử hành phụng vụ.

5. “Chúa chỉ thị cho các tông đồ đừng đi về phía các dân ngoại”…

 Chúa Giê-su hạn chế việc hoạt động của các tông đồ, trước hết để nói lên quyền ưu tiên của người Do Thái được mời gọi tiếp nhận ơn cứu độ của đấng Cứu Thế (Rm 1,16), sau nữa, vì lý do thực tiễn: tránh phản ứng bất lợi từ phía người Do Thái.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.